Lịch Thi Đấu Hôm Nay

Đây là ý kiến của các chuyên gia trước xs quang ninh

【xs quang ninh】Chuyên gia nói gì về đề xuất để người lao động tự đóng BHXH?

Đây là ý kiến của các chuyên gia trước đề xuất của BHXH TP.HCM về việc để người lao động tự đóng BHXH dựa trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc,êngianóigìvềđềxuấtđểngườilaođộngtựđóxs quang ninh thay vì để doanh nghiệp đóng như hiện nay.

Chuyên gia nói gì về đề xuất để doanh nghiệp tự đóng BHXH?   - Ảnh 1.

Người lao động làm thủ tục tại cơ quan BHXH

XUÂN KHÁNH

Lo ngại công tác thu phức tạp

Chia sẻ với Thanh Niênngày 14.10, ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho rằng đây là một đề xuất rất đáng lưu ý và cần nghiên cứu thêm.

Tuy nhiên, theo ông Huân, cách thu như hiện nay là phù hợp. Theo quy định, chủ sử dụng lao động và người lao động cùng tham gia BHXH bắt buộc. Ngoài 14% doanh nghiệp phải đóng cho người lao động, doanh nghiệp trích nộp 8% mức tiền lương tháng của người lao động để đóng vào Quỹ BHXH.

Ông Huân lo ngại: "Nếu bây giờ để người lao động tự đóng 8% sẽ rất phức tạp, khó khăn cho công tác thu BHXH. Trách nhiệm của người lao động là phải đóng BHXH, nhưng họ đóng có theo kỳ hạn hay không hay có người cầm tiền về tiêu hết tiền không đóng BHXH thì sao?".

Đề xuất để người lao động tự đóng BHXH từng được nêu ra tại hội thảo lấy ý kiến cán bộ công đoàn về dự thảo luật BHXH (sửa đổi) do Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐ) tổ chức hồi tháng 4.

Qua giám sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về BHXH tại cơ sở, nhiều cán bộ công đoàn tại các địa phương phản ánh, không ít trường hợp doanh nghiệp trừ tiền BHXH của người lao động, nhưng sau đó không nộp cho BHXH. Hậu quả là người lao động không được hưởng chế độ BHXH.

Ông Ninh Quang Dương, Trưởng ban Chính sách - Pháp luật (LĐLĐ tỉnh Lào Cai), kiến nghị: "Người lao động đóng BHXH không thiếu tháng nào, vậy mà đến khi nghỉ hoặc bị cắt hợp đồng lao động mới biết doanh nghiệp không nộp tiền cho cơ quan BHXH. Thay vì giao phó tiền nộp BHXH cho doanh nghiệp, nên chăng để người lao động tự đóng phần BHXH của mình với cơ quan BHXH để tránh việc doanh nghiệp chây ì, chậm, trốn đóng BHXH?".

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng LĐLĐ Việt Nam), để người lao động tự đóng phần BHXH của mình không phải là đề xuất mới, vấn đề này người lao động có ý kiến từ nhiều năm nay.

Ông Lê Đình Quảng chia sẻ: "Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tham khảo, đề xuất nhưng rất khó thiết kế. Quả thực hiện nay chưa có giải pháp, song đây là những đề nghị chính đáng của người lao động, chúng ta cần tiếp thu, lưu ý để giải quyết thỏa đáng cho người lao động".

"Đề xuất tốt nhưng quan trọng là có làm được hay không"

Ủng hộ đề xuất để người lao động tự đóng BHXH phần của mình, ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, nêu quan điểm: "Đề xuất quá tốt nhưng quan trọng là chúng ta có làm được hay không? Mở cho người lao động một ứng dụng trên điện thoại, đến ngày, đến tháng người lao động đóng vào. Tôi cũng đã góp ý nhiều lần nhưng đến nay cơ quan BHXH chưa làm được".

Theo ông Lợi, đây là giải pháp hay có thể cải cách thủ tục hành chính, mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lo ngại năng lực của các cơ quan triển khai thực hiện chưa làm được.

"Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ, công nghiệp 4.0, ứng dụng chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính là vấn đề nên làm và phải làm sớm. Người lao động được trả lương đầy đủ họ sẽ tự đóng 8%, phần của doanh nghiệp đóng 14%. Doanh nghiệp không đóng phải chịu trách nhiệm với Nhà nước và bị xử lý vi phạm, thậm chí là xử lý nặng hơn", ông Lợi bày tỏ quan điểm.

Trước lo ngại người lao động không đóng tiền cho cơ quan BHXH, ông Lợi cho rằng, quyền lợi của người lao động họ sẽ tự biết, đóng thì được hưởng, không đóng thì mất quyền lợi.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Duy Cường, Phó vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐ-TB-XH), cho hay trước đây Bộ LĐ-TB-XH đã nghiên cứu. Với hơn 16 triệu người tham gia BHXH bắt buộc hiện nay, nhưng cơ quan BHXH chỉ quản lý trên 300.000 doanh nghiệp.

Về cơ bản, phần đông người sử dụng lao động đều đóng kịp thời, đầy đủ, chỉ có một số ít trường hợp rơi vào tình huống khiến cơ quan quản lý "đau đầu". "Nếu chúng ta quy định cho người lao động tự đóng thì cơ quan quản lý phải quản 16 triệu lượt người đóng BHXH hàng tháng, có khi không hiệu quả như hiện nay. Việc truy thu từng trường hợp thiếu BHXH rất khó", ông Cường nói.

Đề xuất bổ sung chế tài xử phạt doanh nghiệp trốn đóng BHXH

Để hạn chế tình trạng doanh nghiệp chây ì, trốn đóng BHXH, tại dự thảo luật BHXH (sửa đổi) mới nhất sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 vào cuối tháng 10, Chính phủ đề xuất thêm các chế tài xử lý đối với các hành vi chậm đóng, trốn đóng.

Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với chủ doanh nghiệp chậm, trốn đóng từ 6 tháng trở lên, đã bị xử phạt hành chính mà vẫn chây ì không đóng hoặc đóng không đủ tiền. Với đơn vị nợ BHXH từ 12 tháng trở lên thì người đại diện pháp luật, người được ủy quyền sẽ bị hoãn xuất cảnh.

Ba hành vi trốn đóng BHXH gồm: chủ sử dụng chưa nộp hoặc nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHXH bắt buộc sau thời gian quy định; đăng ký và đóng thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bắt buộc; chủ doanh nghiệp đã đăng ký đóng BHXH cho lao động, có khả năng nhưng không đóng.

Riêng trường hợp bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế... khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng, ban soạn thảo đề xuất tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất trong 12 tháng và không phải nộp tiền lãi khi đóng bù.

Dự thảo cũng bổ sung quy định giao cơ quan BHXH có quyền khởi kiện chủ sử dụng lao động chậm, trốn đóng BHXH sau khi đã xử lý hành chính mà vẫn vi phạm. Trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng theo quy định của bộ luật Hình sự, cơ quan BHXH kiến nghị khởi tố.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap